Giống Cà Phê Dây Mỹ Cường – Thuận An – Đăk Nông (giống chín muộn)

Giống cà phê dây được phát hiện và trồng tại xã Thuận An, huyện Đắk Mil gần 30 năm trước, từ rẫy cà phê của vợ chồng bà Trần Thị Kim Mỹ – Nguyễn Quốc Cường ở thôn Thuận Nam, xã Thuận An.

Cụ thể, năm 1993, vợ chồng bà Mỹ phát hiện trong rẫy cà phê của gia đình có 1 gốc cà phê mang nhiều ưu điểm như trái to, dễ hái, kháng nấm và đặc biệt là chống hạn tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Tuy nhiên, lúc đó, gia đình bà Mỹ chưa dám nhân rộng mô hình mà chỉ tích cực chăm sóc, bảo vệ, theo dõi để đánh giá thêm tính ưu việt của giống cà phê này.

Giống đã qua thời gian theo dõi đánh giá khá lâu, tháng 3/2017 vừa qua được Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Đăk Nông công nhận giống đầu dòng theo quyết định số 107/QĐ-SNN, đủ tiêu chuẩn lưu hành trên thị trường, khuyến khích bà con nhân rộng.

Theo thống kê của tỉnh Đăk Nông, hiện toàn xã Thuận An có 170 hecta cà phê, toàn huyện Đăk Mil có 800 hecta trồng giống cà phê dây. Năng suất cải thiện rõ rệt, vườn ghép tái canh bằng chồi giống cà phê dây năm thứ 2 có bói, năm thứ 3 cho năng suất 3-4 tấn. Giai đoạn kinh doanh đạt từ 6 đến 8 tấn/hecta. Con số này vượt xa những giống cà phê truyền thống có sẵn tại địa phương

Đánh giá về kỹ thuật trồng cà phê dây, nhiều hộ nông dân ở địa bàn xã Thuận An cho biết, cà phê dây sinh trưởng rất khỏe, dễ trồng, tán thấp cành rũ nên chăm sóc và thu hoạch rất thuận tiện.

Bên cạnh đó, giống cà dây có ưu điểm độ giao tán thấp, có thể trồng với mật độ dày hơn thông thường hoặc xen canh tiêu, cây ăn trái giữa các lối đi, ngã tư rất phù hợp. Vừa giúp cải thiện nguồn thu nhập, vừa tạo ra không gian sinh trưởng bền vững cho vườn cà phê

Đặc điểm

Lá to, hình mũi mác, viền hơi gợn sóng, màu thuần thục: xanh đậm

Cành phát triển mạnh, cành mang quả dài, có xu hướng rũ xuống, độ giao tán thấp nên có thể trồng mật độ dày.

Trái trung bình, cân đối, ít hạt lép, chín màu đỏ

Cây sinh trưởng khỏe mạnh, chịu hạn rất tốt, ít bị các loại sâu bệnh hại như: rệp sáp, rệp vảy, sâu đục thân cành, mọt đục quả, bệnh gỉ sắt, nấm hồng

Năng suất ổn định 7-8 tấn/ha

Thời điểm thu hoạch: Tháng 1-2 dương lịch. Muộn so với các giống cà phê khác 1 tháng.

Tỷ lệ hạt trên sàng 16: 100%

Tỷ lệ tươi nhân: 3.9 – 4.1/1

Nơi cung cấp giống Cà Phê Dây:

Vườn ươm: Cà phê dây Mỹ Cương

Địa chỉ: 65, thuận nam, thuận an, đăk mil, Tỉnh Đắk Nông, Vietnam

Liên hệ: 034 614 3870

Các giống Cà Phê Robusta năng suất cao của Lâm Đồng

Giống Cà Phê Thiện Trường

Giống cà phê Thiện Trường được anh Lưu Công Bình (Lộc Quảng, Bảo Lâm, Lâm Đồng) nghiên cứu và chọn lọc. Mặc dù giống đang trong quá trình theo dõi và kiểm chứng để cấp chứng nhận cây đầu dòng, tuy nhiên do có nhiều ưu điểm nổi trội về năng suất và khả năng sinh trưởng nên được rất nhiều bà con tin dùng.

Riêng huyện Bảo Lâm theo thống kê năm 2014 có đến 30% diện tích đang canh tác giống cà phê này. Những năm gần đây, giống còn được một số hộ dân tại Đăk Lăk, Đăk Nông mang về địa phương canh tác và cho thấy khả năng thích nghi tốt cũng như đảm bảo được năng suất tương đương như khi trồng ở Lâm Đồng.

Lá to, xanh đậm, bề mặt bóng như có dầu, đọt non màu hơi đỏ

Cành to, cứng cáp, đốt quả dày, chùm quả nhiều trái (trung bình 60 trái/chùm)

Quả to, ít bị lép, vỏ quả hơi dày nhưng chất lượng nhân vẫn đảm bảo

Tỷ lệ tươi nhân 3,8 – 4,3kg

Ưu Điểm

Sinh trưởng mạnh, có khả năng kháng bệnh tốt, phát triển ổn định ngay cả trên đất bauxit bạc màu, đất lẫn sỏi đá, pha cát.

Khả năng chịu hạn, chống sâu bệnh rất tốt

Khả năng đậu trái cao, ít chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết

Khi chín thường chín tập trung cùng thời điểm, dễ hái, dễ thu hoạch

Giống cà phê Thiện Trường có năng suất giai đoạn đầu tái canh hoặc cải tạo có thể đạt đến 8-9 tấn/hecta, sau đó ổn định về mức 5-6 tấn/ha

Nhược điểm

Giống cà phê Thiện Trường có hệ thống cành cấp phát triển kém, dễ bị khyết tán nên cần chú ý cắt tỉa, tạo hình cho cây

Có thể khắc phục bằng phương phát thả đọt thay vì hãm ngọn

Khi chín nếu gặp mưa thường dễ bị rụng khi gặp trời mưa, cần chủ động thu hái tập trung gấp rút.

Giống Cà Phê Lá Xoài Hữu Thiên HT1

Giống cà phê này do hộ nông dân Hữu Thiên (Huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) nghiên cứu và chọn lọc. Đã được cấp giấy chứng nhận cây đầu dòng, cho phép lưu hành trên thị trường. Giống HT1 có lá dài đặc trưng giống lá xoài, nên bà con thường gọi giống là giống cà phê lá xoài.

Lá: Lá xanh hoặc hơi ngả vàng, phiến lá thon dài như lá xoài

Thân cành: Cành to khỏe, phát ngang, nhiều cành thứ cấp, khi tạo tán rất thuận tiện

Quả: Quả to xanh đậm. Số quả/chùm : khoảng 50 quả

Thời điểm thu hoạch: Tháng 11 Dương Lịch

Tỷ lệ tươi nhân: 4,1/1kg

Thích nghi tốt với khí hậu và đất đai các tỉnh Tây Nguyên, có khả năng kháng gỉ sắt và nấm hồng rất tốt.

Ưu điểm

Cành thứ cấp của cây phát triển mạnh, dễ dàng tạo tán cây, quả có màu xanh đậm.

Có khả năng chống bệnh gỉ sắt

Năng suất đạt mức từ 6 – 8 tấn/ha

Giống Cà Phê Xanh Lùn Trường Sơn TS5

Giống cà phê xanh lùn Trường Sơn TS5 là giống cà phê cao sản có xuất xứ huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng, do hai ông Phạm Quang Sơn và Phạm Xuân Trường tuyển chọn và lai tạo từ những năm 1990. Giống được Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng công nhận là giống cà phê cao sản đầu dòng, có phẩm chất tốt, cho phép lưu hành trên thị trường từ năm tháng 10-2006.

Xanh Lùn là cách gọi theo vóc dáng của cây, lá xanh đậm, mắt trái rất dày

Lá xanh đậm, dày

Cành to khỏe, dài, dẻo. Cây phát triển rất khỏe

Quả to xanh đậm có núm bò, vỏ mỏng.

Trái chín tập trung năng suất từ 7 – 10 tấn / 1ha.

Tỷ lệ tươi/khô 3,8kg.

Tỷ lệ trên sàng 18 là 90%

Ưu điểm

Phát triển khỏe mạnh, trái chín tập trung. Cây thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta nhất là các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

Phát triển nhanh, khỏe và có khả năng kháng bệnh tốt, Chịu hạn tốt

Cây có chiều cao trung bình, thích hợp trồng theo hai kiểu là hãm ngọn và thả đọt.

Sản lượng cao, cây phát triển khỏe mạnh, chùm quả to, quả hạt lớn, đồng đều.

Điểm mua cây giống Xanh Lùn TS5

Tại trang trại Trường Sơn: Vườn ươm trang trại Trường Sơn

Địa chỉ 122 Nguyễn An Ninh- Thôn 5- Xã Damb’ri, Bảo Lộc, Lâm Đồng, Việt Nam.

Điện thoại: 0918.438.437  (anh Sơn) hoặc 0906 976 099

Tổng hợp bởi Phước Ngô garden

Các giống Cà Phê Vối (Robusta) năng suất cao của Viện Eakmat – Đăk Lăk

Giống Cà Phê Robusta chín trung bình (TR4, TR9 và TRS1)

Đây là những giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao và được bà con nông dân ưa chuộng, trung bình năng suất đạt từ 5-7 tấn cà phê nhân/ha (năng suất cao hơn giống cũ từ 20-30% trên cùng đơn vị diện tích trồng). Chính do giống cà phê mới đạt năng suất cao, chất lượng tốt đã giúp cho nông dân thu được lợi nhuận cao góp phần cải thiện cuộc sống và có nguồn vốn để tái đầu tư cho vụ sau.

Giống cà phê vối TR4 và TR9 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên bình tuyển, chọn tạo đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận chính thức là giống cây trồng mới theo Quyết định số 1086/QĐ-BNN-KHCN, ngày 14/04/2006. và Quyết định số 175/QĐ-TT-CCN, ngày 04/5/2011.

Giống cà phê vối lai TRS1 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) chọn tạo, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận chính thức là giống cây trồng mới theo Quyết định số 324/QĐ-TT-CCN, ngày 05/11/2015.

Giống Cà Phê Vối Lai TRS1

– Giống cà phê vối lai TRS1 được tạo ra từ 4 dòng vô tính TR4, TR9, TR11, TR12 khi sử dụng bằng phương pháp lai tổng hợp có kiểm soát (tưới nước cách ly vào thời điểm hoa nở).

– Giống cà phê vối lai TRS1 có đặc tính nhân giống bằng hạt.

– Năng suất trung bình trên 5 tấn/ha, khối lượng 100 nhân trung bình 20,1 g, tỷ lệ tươi/nhân 4,1. Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh gỉ sắt < 10%.

– Một số lưu ý trong chăm sóc và sử dụng: cưa ghép cải tạo những cây có năng suất thấp và bị bệnh gỉ sắt nặng.

Giống Cà Phê Robusta TR4

– Sinh trưởng khỏe, phân cành nhiều, cành hơi rũ. Năng suất (thời kỳ kinh doanh): 7 tấn nhân/ha.

– Chất lượng cà phê nhân: Trọng lượng 100 hạt: 17,1g;Hạt loại 1: 70,9 %, tỉ lệ tươi/nhân: 4,1kg.

– Kháng cao với bệnh gỉ sắt. Thời gian thu hoạch hàng năm từ 15/11 đến 15/12

– Lưu ý trong chăm sóc: Thâm canh cao, tạo hình mạnh, cành tăm nhiều, hãm ngọn thấp.

Giống Cà Phê Robusta TR9

– Sinh trưởng: Cành cơ bản nhiều, lóng đót nhặt. Năng suất 5-7 tấn nhân /ha.

– Chất lượng cà phê nhân: Trọng lượng 100 hạt: 24,1 g, hạt loại 1: 95- 98%, tỉ lệ tươi /nhân: 4,3kg.

– Kháng cao với bệnh gỉ sắt. Thời gian thu hoạch hàng năm từ 15/11 đến 15/12.

– Lưu ý trong chăm sóc và sử dụng: thâm canh cao, chín tập trung, hạt to, sử dụng hạt lai đa dòng hoặc cây ghép.

Các giống Cà Phê Vối (Robusta) năng suất cao của Viện Eakmat Đăk Lăk 1

Giống Cà Phê Robusta chín muộn (TR14 Và TR15)

Trước những biến đổi về khí hậu, khó khăn trong việc tìm nguồn nhân công lao động trong thời gian cao điểm thu hoạch mùa vụ cà phê. Thì các giống cà phê chín muộn là một giải pháp tốt cho những khó khăn trên.

Từ năm 2006 Viện Eakmat  đã tiến hành chọn tạo các giống cà phê chín muộn lệch thời vụ so với các giống cà phê đang trồng tại Tây Nguyên.

Sau một thời gian nghiên cứu chọn tạo, Viện đã tiến hành trồng thử nhiều giống tại các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng và Đăk Lăk. Kết quả, hiện nay Viện đã chọn lựa được 2 giống chín muộn TR14 và TR15 có tiềm năng năng suất cao, lợi thế thu hoạch muộn, thích ứng với loại hình canh tác trang trại, công ty để bổ sung vào cơ cấu giống rải vụ, giảm áp lực công lao động và hệ thống sân phơi, tăng chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Với đặc tính chín muộn, khi canh tác giống cà phê TR14 và TR15 có thể tiết kiệm một đợt tưới so với giống đại trà. Vì vậy, các giống chín muộn này có thể sử dụng trồng tại các vùng có nguồn nước hạn chế, giải quyết phần nào khó khăn về nguồn nước tưới trong mùa khô cho cà phê tại các vùng canh tác. Các giống chín muộn được đánh giá có chất lượng cao do quá trình tích lũy chất khô kéo dài, tăng cao giá trị xuất khẩu cho ngành hàng cà phê trên thị trường thế giới.

Giống Cà Phê Robusta TR15

– Năng suất trung bình: 4,5 – 5,0 tấn nhân/ha

– Sinh trưởng: khoẻ, cây cao trung bình

– Tán: nhỏ gọn, phân cành nhiều, cành khỏe, rủ, khả năng phát sinh cành thứ cấp nhiều, đốt nhặt.

– Lá: Lá thuôn dài

Màu sắc lá thuần thục: xanh hơi nhạt

– Trái: + Trái chín : màu sắc quả chín đỏ huyết

+ Dạng quả: hình trứng ngược, chín tập trung trong tháng 2.

+ Tỉ lệ tươi/nhân: 4,2 – 4,3

+ Khối lượng 100 nhân: 22,0 – 24,9 g

+ Hạt R1: 96,3 – 98,1 %

– Kháng gỉ sắt:  Cao

Giống Cà Phê Robusta TR14

– Năng suất trung bình: 4,5 – 5,5 tấn nhân/ha

– Sinh trưởng: khoẻ, cây cao trung bình

– Tán: trung bình, phân cành trung bình, cành khỏe. Góc phân cành ngang, khả năng phát sinh cành thứ cấp trung bình.

– Lá: to, dạng lá thuôn dài, lá thuần thục có màu xanh đậm

– Trái : + Trái chín : đỏ hồng, dạng quả hình thuôn chữ nhật, chín tập trung vào cuối tháng 1 đến nữa đầu tháng 2

+ Hạt: Tỉ lệ tươi/nhân: 4,2 – 4,3

+ Khối lượng 100 nhân: 20,5 – 22,4 g

+ Hạt R1: 95,4 – 97,8 %

– Kháng gỉ sắt:  Rất cao

Nguồn: ECRC – Trung Tâm Nghiên Cứu và Chuyển Giao Công Nghệ Cà Phê EAKMAT

Địa chỉ: 53 Nguyễn Lương Bằng, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Phương Pháp Chế Biến Ứớt Và Bán Ướt (cà phê Honey)

Phương pháp chế biến ướt đòi hỏi nhiều giai đoạn phức tạp cùng hệ thống máy móc hiện đại hơn và thường chỉ áp dụng quy trình này cho dòng các giống cà phê ít axit, như cà phê Arabica có phẩm chất cao. Đây là phương pháp rất phổ biến tại các quốc gia ở khu vực Trung và Nam Mỹ, Đông Phi.

Cà phê Robusta thường sẽ không được áp dụng phương pháp chế biến ướt do hạt cà phê có tính axit, nên khi chế biến ướt sẽ mang đến sự tồn dư một vị chua rất gắt, gây khó chịu khi uống.

Phương pháp chế biến ướt cà phê

Quy trình này bao gồm các công đoạn: chà xát quả cà phê để tách vỏ, ngâm nước và lên men cho chất nhầy được loại bỏ khỏi hạt và cuối cùng là sấy khô để thu được cà phê thóc.

Phương pháp chế biến ướt cà phê 2

Phân loại cà phê

Cà phê trên cây thường không chín đều nên trước khi cho vào quy trình sản xuất cần chọn lọc và phân loại những quả cà phê ngon nhất và loại bỏ những quả bị bệnh, hư hỏng.

Cà phê sau khi thu hoạch sẽ được mang đến điểm chế biến và cho ngâm vào bể nước đầy ngay lập tức để phân loại một lần nữa. Những quả đã chín khô, hư hỏng sẽ trở nên nhẹ và nổi lên trên mặt nước. Trong khi đó những quả chín mọng, chín đều sẽ chìm xuống nước. Ngoài ra thì cành, lá, những tạp chất bám vào quả cà phê cũng sẽ được loại bỏ.

Phương pháp chế biến ướt cà phê 1

Loại bỏ vỏ cà phê

Vỏ của quả cà phê chứa thành phần chính là Cellulose rất dày khiến khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên, nên cà phê cần được tách vỏ trước khi đưa vào quá trình lên men.

Đây là giai đoạn quan trọng nhất vì tách vỏ hạt cà phê cần được xử lý nhanh chóng để tránh trường hợp phát sinh các vị lạ trong hạt cà phê nếu để lâu trong môi trường tự nhiên.

Phương pháp chế biến ướt cà phê 3

Quá trình Lên men

Vị của cà phê sẽ bị ảnh hưởng ở giai đoạn này, do đó người thực hiện cần hết sức chú ý.

Sau khi tách vỏ quả, cà phê cần được ngâm ủ ngay trong bể nước để thực hiện quá trình lên men.

Lượng nước được sử dụng để chế biến ướt có thể khác nhau nhưng thường sẽ là tỉ lệ 1:1.

Thời gian để lên men cà phê sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ cao và nhiệt độ bao quanh. Cà phê sẽ lên men nhanh khi nhiệt độ tăng. Công đoạn này mất từ ​​24 đến 36 giờ, tùy thuộc vào nhiệt độ, độ dày của lớp vỏ, và nồng độ của các Enzyme.

Phương pháp chế biến ướt cà phê 4

Rửa sạch và phơi khô hạt cà phê

Sau khi cà phê lên men thành công, cà phê sẽ được rửa sạch để loại bỏ các thành phần tạp chất bám lên hạt.

Tiếp đến hạt cà phê sẽ được mang đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Lúc phơi khô cũng cần thường xuyên đảo đều hạt để tránh tình trạng có hạt được phơi khô và có hạt bị ẩm, mốc. Độ ẩm tiêu chuẩn trong hạt xuống 12-13%, tiếp đến hạt cà phê sẽ được đóng bao bảo quản, hoặc xử lý các khâu tinh chế khác.

Phương pháp chế biến ướt cà phê 5

Ưu điểm

Khi chế biến ướt, hạt cà phê sẽ được lên men bằng chính hệ enzim có trong hạt hoặc các vi sinh vật giúp cho việc giữa được phẩm chất vị cao hơn.

Đối với các loại giống hạt như Arabica, phương pháp chế biến ướt giúp phát triển tối đa hương vị trong hạt.

Nhược điểm

Ngươi thực hiện cần nắm rõ quy trình và theo dõi sát sao tất cả sự biến chuyển xảy ra trong quá trình lên men để đảm bảo hương vị và chất lượng cà phê được tốt nhất.

Phương pháp này đòi hỏi chi phí khá tốn kém, hệ thống máy móc hiện đại và lượng nước lớn, làm tăng giá thành cà phê nhân.

Phương pháp chế biến bán ướt (chế biến cà phê Honey)

Chế biến mật ong (Honey processing) ban đầu được ứng dụng ở Costa Rica, những người đã áp dụng nó sau khi thấy chất lượng cà phê của họ được cải thiện rõ rệt. Sau đó phương pháp này được ứng dụng rộng rãi tại các nước sản xuất cà phê trên thế giới.

Yêu cầu để chế biến được cà phê Honey là cần lựa chọn được tỷ lệ trái chín đạt đến 100%, chỉ chọn những quả cà phê chín mọng nhất trên cây. Ở Việt Nam, Robusta thường được rất nhiều nông dân chọn thực hiện chế biến Honey.

Quy trình chế biến bán ướt

– Đầu tiên, Lựa chọn những loại cà phê trái chín vừa được hái đã qua chế biến hoặc được bảo quản không quá 24 giờ.

– Làm sạch nguyên liệu để loại bỏ các tạp chất trước khi đưa vào thiết bị để tách vỏ quả.

Phương pháp chế biến bán ướt (chế biến cà phê Honey) 1

Sử dụng các thiết bị xát trống, xát đĩa hay xát trục côn để tách lớp vỏ quả (có thể sử dụng nước hoặc không trong bước này). Quá trình trên sẽ tách phần lớn hoặc tách toàn bộ vỏ quả ra khỏi hạt cà phê ướt., không được tách nhớt, phương pháp này được sử dụng ủ qua đêm và không sử dụng nước để rửa hay sử dụng nước rất ít.

Phương pháp chế biến bán ướt (chế biến cà phê Honey) 2

– Sau khi tách lớp vỏ ngoài thì hạt cafe vẫn còn một lớp nhầy bao bọc với thành phần chính là đường sẽ tiếp tục thẩm thấu vào hạt cafe trong suốt quá trình phơi khô giúp cho hạt cafe có vị thanh và mùi thơm độc đáo.

– Làm khô chủ yếu là phơi nắng tự nhiên, nếu như có sử dụng máy sấy thì sử dụng với máy sấy giàn, điều kiện là hạt cà phê đã được làm ráo. Thời gian phơi hoặc sấy còn tùy thuộc vào tỷ lệ nhớt trên bề mặt của hạt. Tỷ lệ nhớt càng cao thì thời gian làm khô càng dài và khả năng dính thành cục càng nhiều hơn.Phương pháp chế biến bán ướt (chế biến cà phê Honey) 5

Điều quan trọng là không làm khô nhân cà phê quá nhanh, vì nếu nhanh quá hương vị sẽ không được chuyển đổi từ chất nhầy sang hạt cà phê. Và cũng không làm khô nhân cà phê quá chậm việc này để tránh lên men bên trong hạt cà phê, nếu không cà phê sẽ bị mốc.

Hạt cà phên trên các giàn phơi cần được cào hoặc khuấy nhiều lần mỗi giờ cho đến khi chúng đạt được phần trăm độ ẩm mong muốn. Quá trình này thường mất từ 6-10 giờ.

Phương pháp chế biến bán ướt (chế biến cà phê Honey) 4

Sau đó, cà phê cần được xới xáo mỗi ngày một lần trong thời gian tối thiểu là 6 – 8 ngày.

– Cuối cùng khi cà phê đã khô, độ ẩm rơi vào 10 – 12.5% nó đã sẵn sàng để được xay khô, tách lớp vỏ lụa, thu lấp phần nhân cà phê và rang giống như các quy trình khác.

Ưu điểm

Cách chế biến mật ong Honey rất giống với cách chế biến nửa ướt trên thế giới. Lợi ích của cách chế biến này là ít hoặc không sử dụng nước, hay tốc độ khô nhanh hơn so với làm khô cà phê quả, giúp giảm diện tích sân phơi, giảm công lao động trong trường hợp thời tiết tốt, điều kiện sấy tốt và đúng quy trình tạo nên sản phẩm có chất lượng cao.

Nhược điểm

Nguyên liệu gồm các quả chín có tỷ lệ cao, khâu thu hoạch tốn nhiều công sức.

Cần đầu tư, trang bị các thiết bị để tách vỏ, máy sấy. Phụ thuộc vào thời tiết, quá trình phơi sấy cũng có nhiều hạt kết dính thành cục gây nên hiện tượng khô không đều trong khối hạt, làm giảm chất lượng sản phẩm.

Tổng hợp bởi Phước Ngô garden